Đạm cá loại nào tốt nhất? So Sánh Phân Bón Đạm Cá

Câu hỏi Đạm Cá Loại Nào Tốt Nhất? Nên Sử Dụng loại nào? là câu hỏi khá phổ biến hiện nay…

Tùy theo tiêu chí và khả năng của nhà sản xuất sẽ có thành phần hàm lượng khác nhau, và công nghệ ủ hay lên men, thủy phân trình độ khác nhau nên chất lượng đôi khi khác nhau rất nhiều.

Ví dụ như Đạm cá trong nước Hàm Lượng Hữu Cơ chủ yếu 10-25%, NPK khoảng 3-2-2, còn Đạm Cá Nhập Khẩu hàm lượng hữu cơ có thể lên đến 45-60%, NPK có khi lên đến 15-1-1 hoặc 8-4-4,…v…v…

Phân Đạm Cá Tự Ủ Tại Nhà
Phân Đạm Cá Tự Ủ Tại Nhà

Công nghệ thủy phân của một số đơn vị sản xuất nước ta còn hạn chế, chủ yếu là lên men enzym và ủ nên chất lượng không được như hàng nhập khẩu, chưa tách được mỡ dư từ cá, nên có thể làm bít các mao mạch của cây, ảnh hưởng đến một phần sức khỏe cây trồng…

Người dùng Trong một thị trường quá nhiều thông tin thật giả không biết đưa ra lựa chọn như thế nào cho hợp lý….

Trên thị trường có rất nhiều loại đạm cá, từ chủng loại, mẫu mã cho đến xuất xứ, hàm lượng chất lượng khác nhau. Vì vậy nay Kết Nối Nông Nghiệp Xanh chia sẻ một số thông tin sản phẩm cho người dùng tham khảo.

I. Đạm cá là gì? Đạm cá loại nào tốt nhất?

Đạm cá là gì? thực ra đạm cá là loại phân bón được sản xuất từ cá tươi như: đầu cá, ngũ tạng, xương cá, vây cá,… và được ủ lên men, sấy và tạo thành viên hoặc thủy phân thành phân bón.

Phân Đạm Cá Amino Hữu Cơ Nhật Bản

Phân đạm cá chứa rất nhiều axit amin, đạm, khoáng chất, lân, kali và các loại vitamin,…. trải qua quá trình chế biến để tạo thành các hợp chất dễ tiêu giúp cây dễ dàng hấp thụ.

Loại phân này cung cấp gần như đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng.

Đạm Cá Dạng Cô Đặc
Đạm Cá Dạng Cô Đặc (Dạng Nước) Thủy Phân Của Nhật Bản, Không có tạp chất, Cặn….

Có tỷ lệ NPK tương ứng khoảng 4-1-1, 6-1-1, 8-1-1, 12-1-1 cho đến 15-1-1….

Đạm phân cá chủ yếu ở dạng axit amin, trong đó có đến 17 loại axit amin thiết yếu cho cây, vi sinh vật có lợi cho đất, vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B và đạm hữu cơ cao.

Vì thành phần chính của phân đạm cá là các chất hữu cơ nên còn được gọi là phân đạm cá hữu cơ. còn chứa các nguyên tố trung – vi lượng như: Canxi, Sắt, Magie, Mangan,…

Như phân đạm cá hiện nay được các nhà sản xuất bổ sung thêm fulvic, amino, humic, ..v…v…. để đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Phân Đạm Cá Viên Hàn Quốc
Phân Đạm Cá Viên Hàn Quốc

II. Các Dạng Phân Đạm Cá. Đạm cá loại nào tốt nhất?

Đạm cá có hai dạng chính, chủ yếu là ĐẠM CÁ CÔ ĐẶC ( Dịch cô đặc) và ĐẠM CÁ DẠNG VIÊN (Dạng Viên Tròn), chúng ta sẽ đi phân tích từng loại nhé.

1. Đạm cá Viên

a. Đạm cá viên tan nhanh xuất xứ hàn quốc.

Quy Cách: Bao 20 kg.

Xuất Xứ: Hàn Quốc

Xem Thêm:

Thành phần:

  • Hữu cơ:35 – 40%
  • Nitơ Tổng: 12.8%
  • Kaki Hữu Hiệu: 1.4%
  • P2O5 Hữu Hiệu : 0.8%
  • Humic Acid: 0.4%

b. Đạm cá viên tan nhanh trung quốc

Xem Thêm:

  • Hàm Lượng Chất Hữu Cơ : 50-55%
  •  Axit Humic :  13.0
  • Axit Fulvic : 12.5
  • Nitơ tổng: 6.3
  • Amino axit: 5-10

Quy cách bao 10kg, 25kg

2. Đạm cá cô đặc Amino Hữu cơ, Đạm cá loại nào tốt nhất?

Đạm cá cô đặc amino hữu cơ trên thị trường rất đa dạng chủng loại và giá cả.

Hàm lượng hữu cơ đạm cá thông thường từ 19-25%, NPK khoảng 3-1-1 đến 4-2-2, có bổ sung thêm một số dưỡng chất cho cây tùy theo công ty sản xuất.

Xin gửi đến thông tin Đạm Cá Hữu Cơ Amino nhập Khẩu từ nhật bản.

Với công nghệ thủy phân tách được mỡ, thành phần từ cá, bã đậu nành… v..v…

Hàm lượng Hữu cơ >45% (Cao gấp 2-3 lần đạm cá thông thường) , hàm lượng Đạm tổng số 15% (cao gấp 3-5 lần đạm cá cô đặc trong nước)

Xem Thêm:

Vì thành phần hàm lượng và chủng loại trên thị trường quá nhiều nên Kết Nối Nông Nghiệp Xanh xin tuyển chọn Sản phẩm tiêu biểu, cao cấp nhất mà giá thành tốt nhất cho người dùng tham khảo.

Công dụng Phân Đạm Cá Cô Đặc Nhật Bản – Đạm cá loại nào tốt nhất?

1. Đạm cá cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách cân đối

2. Đạm cá kích thích quá trình ra hoa, đậu trái diễn ra nhanh hơn

3. Đạm cá giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tiết kiệm chi phí canh tác

4. Phân bón hữu cơ đạm cá tăng cường đề kháng cho cây

5. Bón Phân đạm cá giúp cải thiện cấu trúc đất

Đạm cá  cô đặc giúp cây trồng phát triển nhanh về bộ rễ, phát triển khung tán, bật mầm, xanh lá, bung cành, đẻ nhánh mạnh, nuôi trái lớn nhanh, dưỡng hoa bền màu, giúp cây phục hồi nhanh, đất tơi xốp, cây phát triển bền.

Xem Thêm: Cách Pha, Bón Phân Đạm Cá Hiệu Quả

 

Cách Sử Dụng Bón,Tưới Phân Đạm Cá Cô Đặc. Đạm cá loại nào tốt nhất?

Phân đạm cá phù hợp với hầu hết các loại cây trồng bởi đặc tính giàu dinh dưỡng và an toàn. Đạm cá cũng giúp cây thích ứng tốt với đất bạc màu, đất ngộ độc do phân bón hóa học. Người nông dân nên sử dụng đạm cá cho cây trong giai đoạn bón thúc, ra hoa, tạo trái.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHUNG

Cây ăn trái; Cây công nghiệp:

Sử dụng tưới gốc: Pha 1 Lít /300-400 lít nước

– Cây con (KTCB) tưới 3-5 lít/cây, trụ/lần

– Giai đoạn kinh doanh tưới 5-10 lít/cây, trụ/lần

– Tưới xung quanh tán, cách gốc 30-50 cm

+ Sử dụng phun qua lá: Pha 50-100ml/25 lít nước hoặc pha 1 lít/300-400 lít nước

Cây rau, đậu (Rau cái, cà chua, ớt , dưa leo,bầu bí…): Pha 50ml/20-25 lít nước

Cây hoa kiểng (Hồng, cúc, lan, mai vàng,…): Pha 100ml /20-25 lít nước

Cây lương thực (Lúa, bắp,….): Pha 70ml-100ml/25 lít nước

CÂY CON: 1 LÍT PHA 600 LÍT NƯỚC

CÂY ĐANG NUÔI TRÁI: 1 LÍT PHA 200 LÍT NƯỚC

CÂY PHỤC HỒI RỄ: 1 LÍT PHA 400 LÍT NƯỚC

Tưới Đạm Hữu Cơ Amino Cho Rau
Tưới Đạm Hữu Cơ Amino Cho Rau

1. Cách tưới bón phân dịch đạm cá cho cây lương thực

Tưới gốc: pha 50-100 ml/20 lít nước, sử dụng 8-10 lít/ha/lần.

Bón 2-3 lần/vụ: lần 1 sau khi trồng 3-5 ngày, lần 2 sau 40-45 ngày, lần 3 sau 65-70 ngày.

2. Cách tưới bón phân dịch đạm cá cho cây công nghiệp

Tưới gốc: pha 1 lít/200 lít nước, sử dụng 10-20 lít/ha/lần

Bón 4-5 lần/năm, mỗi lần cách 2-3 tháng

c. Cách tưới bón phân đạm cá cho cây ăn trái

Tưới gốc: pha 1 lít/200 lít nước, sử dụng 10-20 lít/ha/lần

Bón 4-5 lần/năm, mỗi lần cách nhau 2-3 tháng

d. Cách bón phân đạm cá cho rau màu

Tưới gốc: pha 50-100 ml/20 lít nước, sử dụng 5-10 lít/ha/lần.

Bón 2-3 lần/vụ: lần 1 sau khi trồng 3-5 ngày, lần 2 sau 20-25 ngày, lần 3 sau 30-50 ngày.

Nhóm rau ăn lá như xà lách, cải bắp mồng tơi, cải xanh, rau muống, cần tây… thì tưới định kỳ 5 đến 7 ngày/lần.

Về một số loại cây lấy trái như bắp, ớt, cà chua, bầu, bí, su su, … tiến hành tưới định kỳ 7 đến 10 ngày/lần.

Đối với các loại cây ăn củ như gừng, củ cải, khoai lang, su hào, khoai tây, cà rốt,… ta tưới định kỳ 15 ngày/lần.

e. Cách bón tưới phân đạm cá cho lan, hoa hồng, hoa các loại

Tưới gốc: pha 50-100 ml/20 lít nước, sử dụng 5-10 lít/ha/lần.

Bón 2-3 lần/vụ: lần 1 sau khi trồng 3-5 ngày, lần 2 sau 20-25 ngày, lần 3 sau 30-50 ngày.

Bảo quản và lưu ý khi sử dụng phân đạm cá cô đặc, Đạm cá loại nào tốt nhất?

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thời gian bảo quản: 18 – 36 tháng.

Lưu ý sử dụng đạm cá cô đặc

Nên sử dụng vào sáng sớm hoặc chiều mát để cây hấp thụ tốt nhất dinh dưỡng có trong chế phẩm đạm cá.

Khi thời tiết nắng nóng tuyệt đối không nên tưới đạm cá. Trong từng giai đoạn phát triển của cây thì nên sử dụng phun lá hoặc bón gốc sao cho phù hợp.

CÔNG TY TNHH KẾT NỐI NÔNG NGHIỆP XANH

Chuyên nhập khẩu và phân phối phân gà hữu cơ vi sinh Nhập Khẩu ,Thích hợp cho bón lót, bón thúc.

Sử dụng cho tất cả các loại cây rau màu, lúa, cây ăn trái, cà phê, tiêu, điều,..v.v, Bán Lẻ Giá Sỉ – Giao Hàng Tận Nơi Khu Vực Lâm Đồng, Đăk Nông, Đăk Lăk, gia lai, kontum, Các tỉnh Tây Nguyên…v..v…

Email: ketnoinonngnghiepxanh@gmail.com
Website: ketnoinongnghiepxanh.com
Hotline: 0798 866 898

LINK FANPAGE FACE BOOK: PHÂN HỮU CƠ NHẬP KHẨU

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *