Cách Trồng Rau Bằng Thùng Xốp Tại Nhà
Cách Trồng rau trong thùng xốp là phương pháp trồng rau sạch được nhiều gia đình nhà phố ưu chuộng và lựa chọn trong thời gian gần đây. Đây là phương pháp trồng rau đơn giản, không những tiết kiệm diện tích mà còn có được nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho bữa ăn của gia đình mỗi ngày. Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức trồng rau sạch tại nhà trong bài viết dưới đây nha.
Cách xây dựng mô hình, ưu và nhược điểm của mô hình này ra sao? Chi phí bỏ ra như thế nào? Những loại cây trồng nào có thể trồng được với mô hình này. Chúng tôi xin phép được đồng hành cùng bạn để giải đáp những thắc mắc trên…
Chúng ta hãy cùng bắt đầu bài viết:
1 – Mô hình Trồng rau sạch, Cách Trồng Rau tại nhà bằng thùng xốp.
Với những chiếc thùng xốp nhỏ gọn, nhẹ, phương pháp trồng rau trong thùng xốp hoàn toàn có thể giúp bạn tạo một không gian xanh, tận dụng được các khoảng còn trống trong ngôi nhà của mình, lại có nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho gia đình trong mỗi bữa ăn.
Mô hình sử dụng các loại thùng xốp để làm các chậu trồng rau, một ít vãi mùng và vài viên gạch. Đơn giản, dễ làm, giá cả hợp lí, năng suất thu hoạch cao và được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Mô hình trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp.
2 – Cách xây dựng mô hình trồng rau sạch bằng thùng xốp.
Khi trồng rau theo phương pháp này, bạn chỉ cần chuẩn bị những vật dụng đơn giản như thùng xốp, hạt giống, phân bón và gạch.
* Bước 1: Đất trồng rau trong thùng xốp
Đây là khâu quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng. Đối với các loại rau ăn lá, bạn cần trộn chung đất phù sa hoặc đất sạch đã qua xử lí trộn chung với một số thành phần tạo độ tơi xốp (mùn cưa, trấu, xơ dừa…) cùng một ít phân xanh đã được ủ hoai mục để trồng cây.
Cần trộn theo tỉ lệ 5 đất + 3 giá thể tạo xốp + 2 phân bón để đảm bảo dinh dưỡng cho rau và độ tơi xốp cho đất. Trường hợp bạn muốn lấy đất phù sa hoặc đất thịt trong vườn thì bạn nên phơi và khử độc cho đất trước khi trộn với phân để đảm bảo an toàn, tránh mầm bệnh hại cho cây rau.
Hoặc nếu các bạn mua đất sạch ngoài cửa hàng thì có thể dùng trực tiếp hoặc trộn thêm chút phân hữu cơ vi sinh, hoặc có thể không cần phải trộn thêm nữa vì đất đã có đầy đủ chất dinh dưỡng, như đất giá thể Namix chẳng hạn với giá khoảng 60.000đ /1 bao 20dm2
Tham Khảo Thêm : Đất Giá Thể Trồng Rau Thùng Xốp
Phân bón:
Đối với các loại rau ăn lá thì nên sử dụng phân hữu cơ vì phân hữu cơ vừa sạch, an toàn vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển một cách tốt nhất. Có thể sử dụng phân xanh (phân ủ từ rau, củ, quả thừa), phân bò ủ hoai mục, phân trùn quế,…đều được.
* Bước 2 : Tìm thùng xốp.
Chúng ta nên chọn những thùng xốp trong gia đình đã qua sử dụng dễ tiết kiệm chi phí hoặc có thể mua mới ở các sạp chợ.
Giá cả của những loại thùng xốp này rất rẻ, dao động khoảng từ 25.000 – 50.000 cho một thùng tùy vào kích thước.
Chọn thùng xốp có độ sâu khoảng 30 – 40 cm, thùng xốp càng cao, càng nhiều đất thì cây càng đều và phát triển tốt hơn. Sử dụng vật nhọn để khoét lỗ dưới đáy và bên cạnh thùng xốp, bạn nên dùng lưới hoặc kẽm để bọc lỗ vừa khoét tránh tình trạng lỗ quá lớn làm trôi đất, rửa trôi phân và không làm ảnh hưởng đến vấn đề thoát nước.
* Bước 3 : Đục lỗ thoát nước cho thùng, Cách Trồng Rau Trong Thùng Xốp
Đục các lỗ nhỏ dưới đáy thùng nhằm tạo đường thoát nước cho cây. Lỗ vừa phải, nếu quá rộng sẽ làm đất và nước rơi nhiều xuống sàn nhà, nếu quá nhỏ sẽ không thoát được nước.
* Lưu ý : Đây là bước quan trọng nhất : Thùng xốp không có khả năng thoát nước, lượng nước thừa nằm này nằm lại bên trong thùng sẽ gây ngập úng cho cây.
* Bước 4 : Phủ một lớp lưới mùng xuống đáy thùng.
Nếu không có lưới mùng hoặc các vật thay thế, các bạn cũng có thể bỏ qua bước này.
Tuy nhiên chúng tôi khuyến khích các bạn nên làm bước này vì khi phủ lên một lớp lưới mùng, đất trồng sẽ ít bị nước cuốn trôi đi qua các lỗ thoát nước hơn.
* Lưu ý : Kê thùng xốp bằng các viên gạch, tránh để thùng nằm trực tiếp dưới nền đất nhằm tăng hiệu quả thoát nước cho thùng.
* Bước 5 : Trộn đất, cho vào thùng và bắt đầu mùa vụ.
Tùy vào mỗi loại cây trồng, ta có cách trộn đất khác nhau. Các bạn có thể kham khảo cách trộn đất sau:
Chúng ta trộn 50% đất vườn và 50% phân bò đã ủ hoai, Hoặc 80% đất và 20% Phân Gà Nhật Bản, phân bò nhật bản sau đó tưới đều và tốt nhất nên chờ 7-10 ngày cho phân hoai mục lên men hết trong đất (nếu các bạn không có phân bò đã ủ hoai, có thể thay thế bằng phân bò đã qua xử lí). nếu được tốt nhất nên trộn bằng phân bò nhật bản (vì Phân Bò có tính mát, còn phân gà có tính nóng)
Hoặc nếu các bạn mua đất sạch ngoài cửa hàng thì có thể dùng trực tiếp hoặc trộn thêm chút phân hữu cơ vi sinh, hoặc có thể không cần phải trộn thêm nữa vì đất đã có đầy đủ chất dinh dưỡng.
*Bước 5: Cách ngâm ủ và gieo hạt giống (Cách trồng rau trong thùng xốp tại nhà)
Phương pháp trồng rau trong thùng xốp này thường phù hợp với các loại cây ăn lá như rau muống, rau xà lách, rau mồng tơi, cải cúc, rau dền, cải ngọt, cải xanh,….
Để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm của hạt giống, bạn có thể làm theo những bước như sau:
- Ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi – 3 lạnh) trong vòng từ 3 – 5 tiếng.
- Vớt hạt ra rửa sạch bằng nước, sau đó ủ hạt bằng khăn vải hoặc trong giây ăn đã được thấm ướt sẵn khoảng 12 – 48 tiếng (tùy vào độ nảy mầm của từng loại hạt)
- Khi hạt bắt đầu nảy mầm thì đem hạt gieo trong thùng xốp và phủ đất kín các hạt giống.
Lưu ý khi gieo hạt giống, không nên gieo quá dày, quá nhiều hạt giống vào thùng, tránh trường hợp cây mọc lên dày và không đạt được năng suất cao. Sau khi gieo hạt giống vào thùng xốp cần chú ý tưới nước để đảm bảo cho đất luôn đủ để ẩm cho cây phát triển.
Cách chăm sóc cây rau trong thùng xốp sau khi trồng
Tưới nước: Nên kiểm tra và tưới nước định kì cho cây rau để tránh tình trạng cây rau bị thiếu nước hoặc úng nước. Vào những mùa nắng nóng, nên tưới nước cho cây rau ít nhất 2 lần/ ngày vào mỗi buổi sáng và tối. Mùa mưa thì nên hạn chế tưới nước (chỉ tưới khi thấy đất khô), bạn có thể làm lưới che chắn cho cây rau vào mùa mưa để rau không bị dập và ngập úng.
Ánh sáng: Thường với những loại rau ăn lá, bạn nên để cây ở những khu vực nhiều ánh sáng và có ánh nắng chiếu vào đặc biệt là ánh nắng buổi sáng để cây được phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, khi cây còn non yếu thì không nên để ở những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nhiều.
Tỉa cây: Đây là thao tác nhằm tạo không gian và giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn và rút ngắn thời gian thu hoạch. Nếu mật độ cây trong thùng quá dày, lúc này cây sẽ chậm phát triển vì thiếu nguồn dinh dưỡng, lúc này bạn có thể nhổ đem trồng vào những chậu khác hoặc bỏ bớt để cây có không gian phát triển.
Cách và mẹo vặt giúp xử lí sâu bệnh an toàn cho trồng rau trong thùng xốp
Khi cây rau có dấu hiệu bị sâu bệnh, bạn không nên sử dụng thuốc trừ sâu vì nó sẽ không đảm bảo an toàn, bạn có thể tham khảo qua phương pháp diệt sâu bọ bằng dung dịch thảo mộc.
Việc điều chế dung dịch này rất đơn giản, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm gừng, tỏi, ớt (mỗi loại một kg) và 3 lít rượu trắng. Trộn chung gừng, tỏi, ớt với nhau, sau đó dã nhuyễn và trộn chung với rượu trắng, đem ủ kín từ 15 – 20 ngày trong chum sành.
Cứ 200ml dung dịch thì bạn pha chung với 5 lít nước lã rồi xịt lên rau và đất ở trong luống, như vậy sẽ giúp giảm tình trạng rau bị sâu bệnh hại. Nên phun trong giai đoạn rau mới trồng và sau khi rau trồng được 1 tháng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất nha.
Chỉ với những vật dụng đơn giản, dễ kiếm, chi phí thấp, phương pháp trồng rau trong thùng xốp sẽ giúp bạn có thể tự tay thiết kế cho gia đình mình một khu vườn rau sach nhỏ, vừa có nguồn rau sạch, tươi ngon, an toàn ổn định bổ sung vào những bữa ăn giàu dinh dưỡng cho gia đình, vừa tạo thêm mảng xanh trang trí cho nhà bạn thêm xinh nữa nhé. Chúc bạn thành công!
3 – Ưu và nhược điểm của mô hình trồng rau trong thùng xốp.
* Ưu điểm :
+ Dễ dàng thực hiện : Chỉ bằng những thùng xốp và một ít thời gian, chúng ta đã có được một vườn rau sạch cho riêng mình.
+ Chi phí rẻ : Chỉ từ 25.000 đến 50.000 cho một chậu trồng rau
+ Trồng được nhiều loại cây : Thùng xốp chứa được nhiều đất trồng hơn nên có thể trồng được hầu hết các loại rau thông dụng.
* Nhược điểm :
+ Tính thẩm mỹ chưa cao : Do giá thành thấp nên chúng ta không thể trông đợi quá nhiều vào tính thẩm mỹ, tuy nhiên bằng tính sáng tạo của mỗi người, ta có thể trang trí đễ vườn rau của mình trở bắt mắt hơn.
+ Gây đọng nước và bẩn nền nhà : Trong quá trình thực hiện chúng ta đục lỗ thoát nước cho thùng, lượng nước thừa này thoát ra và chảy xuống nền nhà. Đây là vấn đề đặt biện quan trọng với những gia đình chúng ta trồng rau trên sân thượng.
+ Độ bền trung bình : Tuổi thọ của mô hình này chỉ khoảng từ 2 – 4 năm.
4 – Những loại cây nào thích hợp để trồng với mô hình này?
Ở mô hình Trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp, chúng ta có thể trồng được :
+ Các loại rau mầm
+ Các loại rau ăn lá thông dụng (rau cải, hành lá, …)
+ Các loại củ (Khoai tây, su hào, củ cải, cà rốt, …)
+ Các loại cây dây leo (dưa leo, khổ qua, mướp, bầu, …)
+ Các loại cây cần nhiều đất (cà chua, cà tím, …)
Bên trên là tất cả những kiến thức chúng tôi đã tích lũy và tổng hợp được trong quá trình thực hiện mô hình.
Chúng tôi rất mong có thể mang đến cho các bạn cái nhìn khách quan nhất về các loại mô hình trước khi quyết định chọn mô hình này
Rất cảm ơn bạn đã giành thời gian để đọc bài viết này. Mong bài viết này có thể giúp ích được cho bạn.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe và có một vụ mùa bội thu.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ về vật tư với giá rẻ, tốt nhất vui lòng liên hệ SDT hoặc Zalo 24/7: 0798 866 898
Chúng tôi Ship Tận nơi đầy đủ vật dụng trồng rau.
CÔNG TY TNHH KẾT NỐI NÔNG NGHIỆP XANH
Công Ty Chuyên nhập khẩu và phân phối phân hữu cơ vi sinh Nhập Khẩu, Đất Giá Thể, Vật Tư Trồng Rau Nhà Phố – Thích hợp cho bón lót, bón thúc.
Sử dụng cho tất cả các loại cây rau màu, lúa, cây ăn trái, cà phê, tiêu, điều,..v.v, Bán Lẻ Giá Sỉ
Giao Hàng Tận Nơi Khu Vực TP.HCM ( Từ 1Kg), Từ 5 Tấn Trở Lên Đến Lâm Đồng, Đăk Nông, Đăk Lăk, gia lai, kontum, Các tỉnh Tây Nguyên…v..v…
Email: ketnoinonngnghiepxanh@gmail.com
Website: ketnoinongnghiepxanh.com
Hotline: 0986 777 224 – 0798 866 898
LINK FANPAGE FACE BOOK: PHÂN HỮU CƠ NHẬP KHẨU